Welcome to Shinwa Pro Garage!

Hotline: 0973.307.896 |  

Hotline: 0973.307.896 |  

TIN TỨC

10 hạng mục cần lưu ý khi bảo dưỡng xe ô tô

10 hạng mục cần lưu ý khi bảo dưỡng xe ô tô

 

1. Động cơ

Trước chuyến đi chơi xa, bạn hãy kiểm tra lại hệ thống động cơ. Kiểm tra động cơ bằng cách kéo cần số về N (Số 0), đề máy, sau khoảng 1 phút hãy đạp ga sâu, quan sát số vòng tua máy và khói xả có gì bất thường không.

Bảo dưỡng động cơ ô tô

 

Lắng nghe tiếng máy xe và cảm nhận độ rung khi xe hoạt động có bình thường không. Nếu có, hãy mang đến gara để kiểm tra và bảo dưỡng ngay trước chuyến đi.

 

2. Dầu động cơ (nhớt máy), dầu trợ lực lái và dầu phanh

 

Nếu ví động cơ như trái tim thì dầu nhớt nói riêng và hệ thống bôi trơn nói chung chính là các mạch máu nuôi sống cơ thể. Dầu nhớt có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành, độ bền bỉ và ổn định của động cơ và các bộ phận khác. Và, dầu nhớt cần được kiểm tra và thay thế định kỳ.

 

Thời điểm thay nhớt thường phụ thuộc vào đặc tính của từng loại nhớt khác nhau (gốc khoáng, bán tổng hợp, tổng hợp hoàn toàn), đời và tuổi của xe, điều kiện đường xá và khí hậu cũng như thói quen vận hành của lái xe.

Bảo dưỡng dầu động cơ

 

Để ước tính thời gian thay nhớt một cách tương đối và đơn giản nhất, ta thường dựa vào gốc của dầu nhớt:

 

Dầu gốc khoáng: 4,000 – 6,000 km.

Dầu gốc bán tổng hợp: 7,000 – 8,000 km.

Dầu gốc tổng hợp hoàn toàn: 8,000 – 12,000 km.

Bạn cần thay nhớt máy có thông số giống với thông số được nhà sản xuất quy định trong Sổ tay người dùng để đảm bảo cho quá trình hoạt động được trơn tru và phù hợp với những đặc tính động cơ của nhà sản xuất. Bạn cũng cần lưu ý, cứ hai lần thay nhớt thì một lần thay lọc nhớt để đảm bảo cho quá trình vận hành của hệ thống bôi trơn.

 

Xem thêm:

         Bảo dưỡng ô tô định kì tại Đà Nẵng

 

Bên cạnh nhớt máy, dầu trợ lực lái (với những xe sử dụng trợ lực thủy lực), dầu phanh, dầu vi sai (dầu cầu) và dầu hộp số cũng là những thành phần ảnh hưởng quyết định đến độ an toàn, khả năng điều khiển và can thiệp của lái xe khi vận hành.

Phần kiểm tra và thay thế các loại môi chất đặc biệt này cũng được ghi rõ trong Sổ tay người dùng cho từng dòng xe khác nhau của nhà sản xuất. Bạn cũng có thể tham khảo các thông số tương đối dưới đây để có cái nhìn tổng quát về thời điểm thay thế:

Dầu trợ lực lái, dầu phanh: khoảng 40,000 km.

Dầu hộp số, dầu cầu: 40,000 km, 80,000 km hoặc 120,000 km tùy theo phẩm chất dầu.

Một số thành phần khác cũng cần được thay thế định kỳ là:

Lọc gió: khoảng 20,000 km tùy theo điều kiện sử dụng của xe.

Lọc nhiên liệu (xăng, diesel): khoảng 40,000 km.

 

Xem thêm:

Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Ô Tô đúng cách

 

3. Nước làm mát

Công dụng chính và quan trọng nhất của nước làm mát là đảm bảo động cơ vận hành trong dải nhiệt độ tối ưu nhất và không bị nóng, quá nhiệt trong quá trình sử dụng, đặc biệt là những chuyến du lịch dài ngày hay trong điều kiện giao thông đông đúc của những giáp Tết.

Các vấn đề quá nhiệt liên quan đến rò rỉ và hao hụt nước làm mát có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho xe, nặng nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến những thành phần cốt lõi trong động cơ như trục khuỷu (cốt máy), thanh truyền (tay dên), piston,… và sẽ tốn của bạn một khoảng tiền không nhỏ để khắc phục.

Để kiểm tra nước làm mát, bạn chỉ cần mở nắp ca-pô để xem xét mực nước giữa 2 vạch Full/Low trên thân bình. Nếu nước nằm ngoài 2 vạch, cần châm thêm hoặc rút bớt.

Thời hạn thay thế nước làm mát định kỳ có thể khác nhau tùy theo mỗi nhà sản xuất, con số tương đối là khoảng 40,000 km.

Chú ý, bạn phải thay đúng loại nước đang sử dụng, tránh trộn lẫn lộn hai loại vì sẽ gây nên hiện tượng kết tủa đáy két và làm đục két nước.

 

4. Hệ thống phanh và hệ thống lái

Hệ thống phanh và hệ thống lái là đặc biệt quan trọng khi chạy xe, nó liên quan trực tiếp tới sự an toàn khi điều khiển xe và xử lý tình huống trên đường.

Hãy kiểm tra 2 hộp dầu của hai hệ thống này trong khoang động cơ xe để đảm bảo chúng vẫn ở mức an toàn và giúp hệ thống phanh và lái hoạt động trơn tru.

 

5. Lốp xe

 

Lốp xe là một trong những bộ phận quan trọng nhất, ảnh hưởng tới khả năng vận hành, tính an toàn cũng như mức tiêu hao nhiên liệu của xe trong suốt quá trình di chuyển. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra lốp xe sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn khi di chuyển trên đường.

 

Dao-Lop-Xe-O-To-Tai-Da-Nang.png

Bảo dưỡng lốp xe ô tô

 

Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sử dụng lốp.

Yếu tố đầu tiên là độ mòn của lốp. Hãng sản xuất lốp luôn có nhiều cách nhắc nhở khách hàng của mình khi nào nên tay lốp. Thông dụng nhất, trên rãnh gai lốp luôn có các vị trí đánh dấu độ mòn tới hạn của lốp. Khi độ cao gai lốp và độ cao của các điểm này bằng nhau, bạn nên thay lốp ngay.

Trong quá trình sử dụng, cứ mỗi 10,000 km bạn nên mang xe đi đảo lốp một lần để tất cả các lốp được mòn đều hơn, đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất của lốp. Sau khoảng 50,000 đến 70,000 km, phải thay lốp một lần để đảm bảo cho quá trình vận hành được an toàn và tối ưu nhất.

Yếu tố còn lại là áp suất lốp. Bơm lốp đúng áp suất giúp xe lăn trên đường với toàn bộ mặt lốp, mặt tiếp xúc được trải đều hơn, qua đó giúp mòn đều bề mặt lốp.

Bên cạnh đó, một bộ lốp được bơm đúng áp suất còn mang đến những lợi ích trực tiếp cho người sử dụng như độ êm ái tối ưu nhất, khả năng vào cua ổn định, quãng đường phanh ngắn nhất và tiết kiệm nhiên liệu.

Áp suất lốp thường khác nhau tùy theo mẫu xe và loại lốp được nhà sản xuất sử dụng. Người dùng có thể biết được thông số áp suất lốp tiêu chuẩn bằng cách xem ở phần giấy hướng dẫn dán trên phần khung cửa ở ghế lái.

Trung tâm chăm sóc ô tô tại thành phố Đà Nẵng

 

6. Ắc quy

Bảo dưỡng ắc quy ô tô


Không như các thành phần cơ khí, những hỏng hóc, mất chức năng trong các thành phần và thiết bị điện nói chung thường xảy đến bất ngờ và ít có dấu hiệu để nhận biết hơn. Do vậy, việc kiểm tra ắc quy không bao giờ là thừa.

Ắc quy cũng đóng vai trò quyết định trong hệ thống khởi động (bộ đề) của xe. Ắc quy không hoạt động đồng nghĩa với việc bạn và xe khả năng cao phải chấp nhận “nằm đường” và chờ cứu hộ – một trải nghiệm không ai mong muốn, đặc biệt trong những ngày Tết tất bật và bận rộn.

Công đoạn đầu tiên của việc kiểm tra bình ắc quy đó là cần kiểm tra các điện cực phía trên nắp bình, đảm bảo tất cả các điện cực được nối chính xác. Khi phát hiện các vấn đề chập điện, cháy, rò rỉ chất lỏng,… hãy thay mới ngay để tránh xảy ra cháy nổ, tai nạn.

Sau đó, kiểm tra mực nước bên trong có nằm giữa 2 vạch Upper và Lower hay không. Nếu mực nước quá thấp, bạn cần đổ thêm hoặc thay bình mới.

Nếu xe của bạn sử dụng ắc quy khô hãy tìm hiểu cách phục hồi ắc quy khô hiệu quả.

 

7. Đèn

Bảo dưỡng hệ thống đèn xe ô tô


Các hệ thống đèn trên ô tô không chỉ đem lại tầm nhìn tốt cho bạn vào ban đêm cũng như điều kiện thời tiết xấu mà còn báo hiệu đến những phương tiện khác khi vận hành. Hãy kiểm tra kĩ đèn pha, đèn báo rẽ… và thay ngay những bóng đèn chập chờn hoặc đã hư hỏng. Cuối cùng, căn chỉnh lại độ cao của đèn sao cho phù hợp với tốc độ để không gây ảnh hưởng tới các xe khác cùng lưu thông trên đường.

Đặc biệt, nhớ quan sát bóng đèn phanh vì chúng sẽ quyết định sự an toàn của bạn và gia đình. Khi ô tô đang di chuyển, bạn rất khó nhận biết đèn phanh có hoạt động hay không, do vậy, bạn có thể tự phát hiện bằng cách lùi xe vào sát tường (cách 50 cm), đạp phanh rồi nhìn kính chiếu hậu. Hoặc bạn đạp phanh trong bóng tối và trong lúc đạp, hãy nhờ người khác quan sát giúp mình.

 

8. Nước rửa kính và cần gạt nước mưa

Thông thường, các bạn ít khi quan tâm đến nước rửa kính và cần gạt nước mưa của xe, nhưng một tấm kính lái luôn sạch sẽ cũng như sáng bóng trên xe sẽ góp phần đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông.

Bảo dưỡng cần gạt nước mưa và nước rửa kính

Vì vậy, bạn cần vệ sinh chúng sạch sẽ, sau đó cho chúng hoạt động thử. Trường hợp nghe tiếng cót két hay không gạt hết nước thì bạn nên thay mới và nhớ châm đầy nước rửa kính trước khi bắt đầu chuyến hành trình.

 

9. Lớp sơn xe

Bên cạnh sự an toàn, bạn cũng nên chú ý đến lớp sơn xe để tránh việc chúng xuống cấp nặng nề hơn sau chuyến đi dài ngày.

Bảo dưỡng lớp sơn ô tô

Để vệ sinh sơn xe ô tô, bạn cần rửa xe trước rồi mới dùng khăn lau. Lưu ý, hãy dùng súng phụt nước áp suất cao đánh tan bụi bẩn, nhớ rửa kỹ các bộ phận như cản trước/sau, nẹp hông, chắn bùn…, sau đó bạn mới tiến hành rửa bằng hóa chất chuyên dụng để làm sạch xe.

Xem ngay:

10. Nội thất

Sau các bảo dưỡng về kỹ thuật, chúng ta cũng cần vệ sinh sạch xe bên trong cũng như bên ngoài. Bạn có thể đưa xe đến những trung tâm chăm sóc Car Care, “detailing”, hoặc là trung tâm chăm sóc ô tô Shinwa Pro để đánh bóng ngoại thất và vệ sinh nội thất. Nếu có tài chính rủng rỉnh, bạn có thể lựa chọn các công nghệ làm đẹp cao cấp như phủ ceramic, dán decal đổi màu cho xe…

Bảo dưỡng nội thất ô tô

Khoang nội thất cũng cần được vệ sinh ghế ngồi, sàn xe, bảng táp lô, vô lăng… Hầu hết các chi tiết thường xuyên tiếp xúc với tay người sẽ ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, và là những khu vực khá bẩn. Hiện nay các công việc vệ sinh này thường được làm bằng máy với thời gian tương đối nhanh chóng so với trước đây.

 

Xem thêm:

Cách vệ sinh ghế da ô tô luôn được bền màu.

 

Chi phí bảo dưỡng ô tô chuẩn bị cho dịp Tết

Mỗi lần bảo dưỡng ô tô xe hơi các bên chăm sóc cung cấp sẽ gồm 2 phần: Tiền công thực hiện và giá vật tư sửa chữa.

Thông thường, xe sang thì giá sẽ khác xe thường, xe sử dụng nhiều đi nhiều km sẽ tốn hơn xe sử dụng ít. Đó là điều đương nhiên!

 

Tiền công bảo dưỡng xe ô tô

Thông thường tùy theo cơ sở và hạng mục cần tân trang bảo dưỡng sẽ có chi phí tiền công bảo dưỡng khác nhau. Trung bình tại Việt Nam tiền công bảo dưỡng rơi vào từ 150.000 đồng tới 600.000 đồng.

Chi phí bảo dưỡng ô tô dịp Tết

Chi phí bảo dưỡng ô tô chuẩn bị cho dịp Tết

Dòng xe càng có giá trị cao, tiền công bảo dưỡng sẽ cao hơn.

Tiền công bảo dưỡng còn tùy thuộc vào hạng mục vệ sinh trong xe, những hạng mục như vệ sinh dàn lạnh, vệ sinh các động cơ máy của xe sẽ có chi phí cao hơn các công vệ sinh nội thất xe.

 

Một xe thường bảo dưỡng hết từ 150.000 đồng tới 1.300.000 đồng, tùy thuộc vào độ hao mòn của xe.

Chi phí vật tư bảo dưỡng ô tô

Giá vật tư sẽ phụ thuộc vào số km, giá chung rơi vào khoảng 200.000 đồng với xe đi 1 nghìn km và hơn 700.000 đồng cho xe đi hơn 20 nghìn km.

Khi khách hàng đến với Shinwa Pro – Car care, kế toán dịch vụ sẽ thỏa thuận trước với bạn về các vật tư cần sửa chữa bảo dưỡng và bàn bạc cần thay mới phụ tùng phụ kiện gì.

Nhìn chung ở các dịch vụ chính hãng sẽ có mức giá vật tư cao hơn so với bên ngoài, do cung cấp các phụ kiện chuẩn của xe hơn.

Các hạng mục vật tư được tiến hành thường xuyên nhất : thay dầu máy, vệ sinh lọc gió, bảo dưỡng phanh, kiểm tra áp suất lốp…

Địa chỉ bảo dưỡng ô tô uy tín dịp Tết

Địa chỉ bảo dưỡng ô tô uy tín dịp Tết tại Đà Nẵng

Hy vọng qua bài viết này, Shinwa Pro Garage đã mang đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản và hữu ích nhất về vấn đề bảo dưỡng xe, qua đó bạn sẽ trang bị đủ những kiến thức và cơ sở cần thiết để duy trì xe ở trạng thái tốt nhất, chuẩn bị cho những ngày lễ Tết bận rộn với tần suất sử dụng cao.

 

Hi vọng với bài viết trên đây, bạn đã nắm rõ những thông tin cần thiết về việc bảo dưỡng xe ô tô cận Tết. Tuy nhiên, để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” bạn nên đưa xe đến những trung tâm bảo dưỡng xe ô tô uy tín như Shinwa Pro để được tư vấn và thay phụ tùng xe ô tô chính hãng, đảm bảo cho “xế yêu” cũng như tính mạng của bạn.

 

TRUNG TÂM CHĂM SÓC Ô TÔ SHINWAPRO - CAR CARE CENTER

Chi nhánh 1: 630 Nguyễn Hữu Thọ - Cẩm Lệ - Đà Nẵng

Chi nhánh 2: Võ Chí Công – Khuê Đông – Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng.

Điện thoại: 0946.370.128 hoặc 097.330.7896

Email: shinwapro.dn@gmail.com

Website: http://www.shinwapro.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/shinwaprogarage

 

0973.307.896